"Kiếp lưu vong"?
Tôi không chọn cuộc sống lưu vong.
Tôi cũng không chọn sống giữa đàn cừu.
Tôi đi tìm cho mình 1 quê hương mới,
nơi tôi có thể tự do dựng nhà và trồng cây khế ngọt.
Không.
Tôi không sống lưu vong.
Tôi đang sống trên quê hương mới do tôi tự chọn.
Tôi cũng không chọn sống giữa đàn cừu.
Tôi đi tìm cho mình 1 quê hương mới,
nơi tôi có thể tự do dựng nhà và trồng cây khế ngọt.
Không.
Tôi không sống lưu vong.
Tôi đang sống trên quê hương mới do tôi tự chọn.
Tại sao bỏ nước mà đi?
Điền Đông Phương
Nước Mỹ là quốc gia được hợp thành bởi hàng chục triệu những con người phải rời bỏ tổ quốc thương yêu của mình, những con người bị chính chế độ cầm quyền ở nước họ ruồng bỏ…
Họ đã đến nước Mỹ, và rồi họ đều rất yêu nước Mỹ.
Tại sao họ đã dành tình yêu quê hương đó cho một đất nước xa lạ?
Mơ “Giấc mơ Mỹ”, tìm đến “Miền Đất Hứa” đó là nỗi khát khao của những con người muốn tìm đến những giá trị của cuộc sống mà họ không thể tìm được ngay trên quê hương mình, vì lý do này hay lý do khác. Những giá trị đó là Xã Hội cởi mở, Kinh tế tự do, Chính trị dân chủ...
Những câu thơ được khắc dưới tượng đài Nữ Thần Tự Do đã mời gọi:
Hãy trao cho ta những kẻ đói nghèo mệt mõi
Đám quần chúng tả tơi đang khao khát Tự Do
Những kẻ bị từ chối từ những vùng bờ biển phì nhiêu khác...
Trao cho ta những con người này
Những kẻ không nhà đang bị giông tố vùi dập
Ta duơng cao ánh đưốc bên ngưỡng cửa vàng son
(“Give me your tired, your poor,
”Your huddled masses yearning to breathe free,
”The wretched refuse of your teeming shore.
”Send these, the homeless, tempest-tost to me,
”I lift my lamp beside the golden door!” )
Vào cuối thập niên 1970, hàng triệu nguời VN đã bỏ nuớc ra đi trong những ý nghĩa đó, họ là những kẻ đã bị từ chối, đã bị “giông tố” vùi dập, đã bị tước đoạt mọi giá trị cuộc sống của con người...
Họ đã phải bỏ lại tất cả để liều chết ra đi chỉ với một ước mơ sẽ được sống như một con người với tất cả phẩm giá của con người mà khi sinh ra đời là con người ta phải được hưởng, chứ không phải của ai ban cho cả!
Họ đã phải chấp nhận đi vào cõi chết để có được một đời sống như thế!
Ngày nay con cháu họ đang ngẩng cao đầu sánh bước cùng bè bạn năm châu với tất cả niềm tự hào là người dân Việt, một nòi giống hùng anh...
Sẽ không ai tự chọn từ bỏ 1 "thiên đường".
Không ai rời bỏ quê hương nơi mà dân thì giầu, nước thì mạnh.
Nơi mọi con người là bình đẳng, bình quyền.
Nơi mọi con người có quyền, và có thể tìm kiếm
Yên Bình, Tự Do, No Ấm và Hạnh Phúc cho mình.
Không... sẽ không ai từ bỏ
Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam - Độc lập - Tự do - Hạnh phúc.
nếu như CHXHCNVN có được điều mà họ gọi là Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc.
Hai mươi bốn cái Tết trên quê hương thứ hai lạnh giá làm tôi khát khao thèm thuồng cái Tết quê nhà, một cái Tết ấm áp tình thân như những cái Tết của thuở nào với gia đình, bạn hữu… và tôi đã tìm về quê hương trong tâm tình đó. Nhưng sao tôi đã không như cánh chim tìm về tổ ấm, mà tôi thấy mình như một viễn khách, tôi đã tìm vô vọng những cái gì đó rất thân yêu không còn nửa. Tôi chợt hiểu rằng, quê hương tôi bây giờ đã không còn là quê hương của tôi trong ký ức, dù con đường cũ, mái nhà xưa vẫn còn nguyên đó…
Vào ngày mồng ba Tết, tôi lặng lẽ rời xa nơi trở về đã mất.
Và có lẽ tôi sẽ không bao giờ trở về nửa. Về để làm gì? Để vui
chơi trong màu cờ đỏ, màu máu của anh em, máu của đồng bào?
Sao không như "LÁ RỤNG VỀ CỘI"?
Điền Đông Phương
Những con người đã phải bỏ nước ra đi, họ không đi tìm một nơi chốn hoàn hảo để sống, vì trên đời này không có một xã hội, một đất nước nào hoàn hảo cả!
Họ ra đi là đi tìm đến một xã hội ít bất công hơn, nơi con người ta đối với nhau chân thật hơn, thông cảm nhau hơn, những điều xấu xa ít hơn… Trong ý nghĩa đó, thì xã hội mà tôi đang sống rõ ràng là tốt hơn cái xã hội VN Cộng Sản gấp vạn lần, vì Việt Nam ngày nay chính là nơi mà sự lừa dối, vô cảm, bất công, tàn ác… đã lên đến đỉnh cao, những cái đó thực sự đang thống trị quê hương tôi!
Đối với tôi, Việt Nam bây giờ chỉ còn là nơi của kỷ niệm, chỉ để thương để nhớ chứ không phải là nơi để sống, để luyến tiếc!
Ai nói “Quê hương mỗi người chỉ một. Như là chỉ một mẹ thôi …”?
Cha mẹ ruột cho ta vào đời, cha mẹ nuôi cho ta cuộc đời này, cho ta được sống như một con người với tất cả phẩm giá của con người…
Cha mẹ ruột cho ta vào đời, cha mẹ nuôi cho ta cuộc đời này, cho ta được sống như một con người với tất cả phẩm giá của con người…
Vậy tại sao ta lại phải bỏ nó để quay về nơi có những lời nói hẹp hòi, cố chấp “Ta về ta tắm ao ta, dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn”…?
Nơi chôn nhau cắt rốn là quê hương, vậy tại sao nơi nuôi ta lớn lên thành người lại không phải là quê hương?
Nơi chôn nhau cắt rốn là quê hương, vậy tại sao nơi nuôi ta lớn lên thành người lại không phải là quê hương?
Tôi xin nhận nơi này làm Quê Hương…
"Ta về ta tắm ao ta
"Dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn!" ?
"Dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn!" ?
Ta về ta tắm ao ta?
Tắm ao ta như thế nào khi dùng mẫu tự La tinh?
Tắm ao ta như thế nào khi uống thuốc Aspirin để trị nhức đầu?
Tắm ao ta như thế nào khi học các luật của Archimedes, Newton…?
Tắm ao ta như thế nào khi bơm xăng vào xe Lexus?
Tắm ao ta như thế nào khi mặc áo vest quần tây?
Tắm ao ta như thế nào khi dùng Dollar thay cho đồng tiền Việt?
Tắm ao ta như thế nào khi đi chụp hình quang tuyến X?
Tắm ao ta như thế nào khi nghêu ngao Đồ Rê Mi Pha Son La Sí?
Tắm ao ta như thế nào khi ngồi nhai cái mớ Karl Marx viết từ thời 1 ngàn tám trăm lâu lắm?
Tắm ao ta như thế nào khi xài Cell phone?
……………………………………
Và sau cùng là tắm ao ta như thế nào khi đọc những... lý sự cùn này bằng cái Laptop?
ARLINGTON, NGHĨA TRANG QUỐC GIA
của HỢP CHỦNG QUỐC HOA KỲ
Người Mỹ tin vào điều đã được ghi trong Hiến Pháp của họ rằng "... that all men are created equal = mọi người sinh ra đều bình đẳng" .
Họ bỏ xứ, di dân, vượt biên tạo thành nước Mỹ Tự Do để sống với điều này.
Họ tin vào điều này từ thời lập quốc, 1776.
Đã sống, đã tranh đấu và đã chết cho điều họ đã tin.
Từ thời đó đến nay. Họ chết nhiều vô kể.
Chết cho Tự Do, chết cho Quyền Của Con Người được sống Tự Do và Bình Đẳng.
Họ được an táng ở đây, trong Nghĩa trang Quốc gia Arlington, thành lập năm 1864 ở thủ đô Washington, Mỹ.
Nơi người da đen nằm cạnh người da trắng, nằm cạnh người da vàng, nằm cạnh người đến từ khắp mọi nơi trên thế giới...
Họ đã góp mạng sống của mình để xây dựng 1 xã hội bình đẳng cho mọi người.
Họ góp tay xây dựng Ngôi Đền Bình Đẳng. Nơi mà họ sống bình đẳng, bình quyền. Nơi mà họ chết bình đẳng, bình quyền.
Trong Nghĩa Trang này, vị Tổng Thống nằm ngang vai với anh Binh Nhất. Đại Tướng Không Quân nằm sóng vai với anh Trung Úy Bộ binh, Anh Hạ sĩ Thủy Quân Lục Chiến Mỹ gốc Việt nằm cạnh vị Đô Đốc Tổng Tư Lệnh Hải Quân Mỹ người Do Thái, nhà Bác học, cha đẻ của tầu ngầm và hạm đội nguyên tử...
Thế nhưng, ở tận phương Đông xa xôi, nơi Quê Hương tôi, có một người nằm một mình một cõi trong cái Lăng rất bự ở Ba Đình cũng đã từng bắt chước người Mỹ mà tuyên ngôn rằng : "Hỡi đồng bào cả nước, tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng...." !
Tổng thống Mỹ
Người dân Mỹ thường rất yêu quý tổng thống của họ, nhưng nó không có nghĩa là cần phải tuân phục ông tổng thống, vì như vậy là “phản Mỹ” (un-American)!
“Chúng ta tuyển họ vào làm việc, chúng ta cho họ nghỉ việc” (We hire them, we fire them). Đó là câu nói của người dân Mỹ đối với tổng thống của họ.
Rồi thì người dân làm công việc của người dân, tổng thống làm công việc của tổng thống... Làm không ra hồn thì người dân bỏ phiếu bãi nhiệm...
Tinh hoa Việt đã và đang nở rộ khắp vòm trời Năm Châu
Ngày nay có biết bao nhiêu tinh hoa nước Việt đang lấp lánh trên vòm trời năm châu… Trong bất cứ lãnh vực nào,ở bất cứ nước nào, họ cũng đều có những người nổi bật. Sau đây là một vài tinh hoa điển hình ở nước Mỹ:
CHỈ NÓI RIÊNG Ở MỘT NGÀNH của cơ quan NASA, cũng đang có hơn 100 chuyên gia người Việt :
Họ là Nguyễn Xuân Vinh, người Á châu đầu tiên là Viện sĩ của Viện Hàn Lâm Quốc Gia Hàng Không Và Không Gian Pháp, người đã lập ra môn Quỷ Đạo Học đưa các phi thuyền Apollo lên được mặt trăng thành công và sau này được ứng dụng vào việc thu hồi các phi thuyền con thoi trở về trái đất… Nếu có dịp viếng thăm phòng trưng bày thành tựu chinh phục không gian của NASA ở Trung tâm điều khiển bay (Flight Control Center) của NASA, bạn sẽ thấy tên của ông được trang trọng tôn vinh ở đó -(Ông nguyên là Tư Lệnh Không Quân của Việt Nam Cộng Hòa).
Là phi hành gia Trịnh Hữu Châu, cũng là nhà nghiên cứu vật lý. Ông là người phát minh những thiết bị đo trọng lực yếu (Low gravity) đặt trong phản lực cơ KC-133 của NASA. Hiện nay ông đang nghiên cứu về kỹ thuật điều khiển chất lỏng không bình chứa cho các trạm không gian…
Là Nguyễn Mạnh Tiến, chuyên gia chủ chốt của chương trình nghiên cứu tiêu chuẩn quốc tế cho những hệ thống điều biến và hệ thống viễn liên trong thám hiểm Sao Hỏa (Trước khi thành công, ông sống bằng nghề dọn vệ sinh ở khách sạn, rửa bát ở nhà hàng).
Là Nguyễn Thành Tiến, người đã được NASA trao huy chương ngoại hạng vì những đóng góp quan trọng trong chương trình Galileo đưa phi thuyền thám hiểm sao Mộc.
Là Lưu Lệ Hằng, người đã có những khám phá làm thay đổi hoàn toàn nhận thức của các nhà khoa học về sự hình thành Thái Dương Hệ. Cuộc bắn phá sao chổi của NASA cũng xuất phát từ khám phá này của nhà Thiên văn nữ tên Việt đó.
Là Lê Điền, người phát minh ra hợp kim nhôm - silion cho NASA, là vật liệu có độ chịu lực cao nhưng lại rất nhẹ và giá thành thấp.
CHỈ NÓI RIÊNG Ở MỘT NGÀNH của cơ quan NASA, cũng đang có hơn 100 chuyên gia người Việt :
Họ là Nguyễn Xuân Vinh, người Á châu đầu tiên là Viện sĩ của Viện Hàn Lâm Quốc Gia Hàng Không Và Không Gian Pháp, người đã lập ra môn Quỷ Đạo Học đưa các phi thuyền Apollo lên được mặt trăng thành công và sau này được ứng dụng vào việc thu hồi các phi thuyền con thoi trở về trái đất… Nếu có dịp viếng thăm phòng trưng bày thành tựu chinh phục không gian của NASA ở Trung tâm điều khiển bay (Flight Control Center) của NASA, bạn sẽ thấy tên của ông được trang trọng tôn vinh ở đó -(Ông nguyên là Tư Lệnh Không Quân của Việt Nam Cộng Hòa).
Là phi hành gia Trịnh Hữu Châu, cũng là nhà nghiên cứu vật lý. Ông là người phát minh những thiết bị đo trọng lực yếu (Low gravity) đặt trong phản lực cơ KC-133 của NASA. Hiện nay ông đang nghiên cứu về kỹ thuật điều khiển chất lỏng không bình chứa cho các trạm không gian…
Là Nguyễn Mạnh Tiến, chuyên gia chủ chốt của chương trình nghiên cứu tiêu chuẩn quốc tế cho những hệ thống điều biến và hệ thống viễn liên trong thám hiểm Sao Hỏa (Trước khi thành công, ông sống bằng nghề dọn vệ sinh ở khách sạn, rửa bát ở nhà hàng).
Là Nguyễn Thành Tiến, người đã được NASA trao huy chương ngoại hạng vì những đóng góp quan trọng trong chương trình Galileo đưa phi thuyền thám hiểm sao Mộc.
Là Lưu Lệ Hằng, người đã có những khám phá làm thay đổi hoàn toàn nhận thức của các nhà khoa học về sự hình thành Thái Dương Hệ. Cuộc bắn phá sao chổi của NASA cũng xuất phát từ khám phá này của nhà Thiên văn nữ tên Việt đó.
Là Lê Điền, người phát minh ra hợp kim nhôm - silion cho NASA, là vật liệu có độ chịu lực cao nhưng lại rất nhẹ và giá thành thấp.
Là Khoa Học Gia tài sắc vẹn toàn Dương Nguyệt Ánh …
Hàng chục ngàn những tinh hoa Việt như thế hiện diện khắp nơi trên hành tinh này, đang ngẩng cao đầu sánh bước cùng bè bạn Năm Châu với nỗi tự hào là người dân Việt! Sau 1975 họ đã bị người Cộng Sản Việt Nam cấm không được vào Đại Học, nên họ phải bỏ xứ mà đi, họ chấp nhận đi vào cõi chết để được sống… Nếu ngày đó không bỏ xứ mà đi thì nay họ ra sao?
Ở trong nước (thời bao cấp) thì không được phép vào đại học, nên phải ra đi, mà đi thì bị CS kết tội là “phản quốc”… Đó là dã tâm của người Cộng sản, những người miệng luôn hô hào rằng họ chiến đấu, hy sinh… cho một xã hội công bằng!
Miệng lưỡi của người Cộng Sản Việt Nam là thế!
Vì sao Việt kiều ở Mỹ hãnh diện về đất nước mà họ chọn làm quê hương thứ hai? Họ có mất gốc không?
Khi tôi đứng bên dòng nước trong mát tuyệt vời trên đất Mỹ, lòng tôi không thấy xúc động gì cả, mà chỉ thấy yêu thương da diết con lạch nhỏ đục ngầu của quê tôi...
Ở đây đã nhiều lần tôi đã nói tốt về nước Mỹ, và chỉ mới hôm qua đây thôi có người nói là tôi “ca tụng mẹ Mỹ”!
Thật ra chẳng riêng gì người Việt ở Mỹ hãnh diện như vậy, mà là tất cả mọi chủng tộc đang sinh sống trên vùng ĐẤT HỨA này đều đang hãnh diện.
Nhìn cảnh những người Mỹ da trắng cũng như đen đã khóc khi nghe Obama phát biểu trong bài diễn văn tuyên bố thắng cử, ta thấy họ có quyền cảm thấy yêu thương, có quyền hãnh diện về đất nước đó. Từ đó ta tin tưởng ở thể chế Tự Do Dân Chủ hơn. Ước mơ của hàng triệu người, từ bao đời nay đang thành sự thật trên nước Mỹ.
Ðây quả thật là một quốc gia thuộc về toàn thể mọi người dân. Người ngoại quốc, ở khắp thế giới, cũng đã chia sẻ những xúc động chân thành đó.
Khi nói lên những sự việc đẹp đẻ ở Mỹ, chỉ vì những người Việt xa quê hương đã mang hoài bảo một ngày nào đó Đất Mẹ Việt Nam của họ cũng được như vậy mà thôi.
Ở đây đã nhiều lần tôi đã nói tốt về nước Mỹ, và chỉ mới hôm qua đây thôi có người nói là tôi “ca tụng mẹ Mỹ”!
Thật ra chẳng riêng gì người Việt ở Mỹ hãnh diện như vậy, mà là tất cả mọi chủng tộc đang sinh sống trên vùng ĐẤT HỨA này đều đang hãnh diện.
Nhìn cảnh những người Mỹ da trắng cũng như đen đã khóc khi nghe Obama phát biểu trong bài diễn văn tuyên bố thắng cử, ta thấy họ có quyền cảm thấy yêu thương, có quyền hãnh diện về đất nước đó. Từ đó ta tin tưởng ở thể chế Tự Do Dân Chủ hơn. Ước mơ của hàng triệu người, từ bao đời nay đang thành sự thật trên nước Mỹ.
Ðây quả thật là một quốc gia thuộc về toàn thể mọi người dân. Người ngoại quốc, ở khắp thế giới, cũng đã chia sẻ những xúc động chân thành đó.
Khi nói lên những sự việc đẹp đẻ ở Mỹ, chỉ vì những người Việt xa quê hương đã mang hoài bảo một ngày nào đó Đất Mẹ Việt Nam của họ cũng được như vậy mà thôi.
Họ không mất gốc đâu! Con cái họ vẫn nói tiếng Việt, vẫn đang học Sử Việt, hướng về đất Việt…
Tại sao gọi họ là “bọn vô tổ quốc”?
Những người hiền hòa bị bọn cướp gian ác xông vào nhà ăn cướp tài sản, chiếm đoạt nhà cửa đất đai của họ… Và họ trở thành những kẻ không nhà.
Như vậy khi những tên ăn cướp đó gọi những người bị cướp là “bọn vô gia cư”, thì bạn nghĩ sao?
Quê hương tổ quốc và đất nước tạm dung?
Sống trên đất khách quê người, có lẽ không có tiếng gọi nào thiêng liêng yêu dấu hơn hai tiếng “Quê Hương”!
Nhưng những gì đã kinh qua đã cho tôi thấy rằng: Một điều đáng buồn là người VN xưa nay thường nói đến ngoại bang với nghĩa xấu, nhưng thực ra họ tốt bụng hơn chính những người VN cùng một huyết thống đối xử với nhau.
Chúng ta có thương yêu đùm bọc giúp đỡ lẫn nhau, nhưng so với nơi mà tôi đang sống... Thì quả thật ta không thể so sánh được với họ về tình người !
Mặc dù bao nhiêu năm qua tôi đã cố gắng bào chữa, bảo vệ tình cảm đối với quê hương, nhưng tôi không thể chối cãi được sự thực. Và sự thực là đất nước tôi không đủ khả năng bảo vệ hạnh phúc và tự do cho dân mình. Sự thực nhà cầm quyền VN cần phải học hỏi nhiều về lòng nhân đạo của những kẻ khác chủng tộc,
Không thể vì tự ái dân tộc mà mãi cứ lường gạt chính mình.
Không thể vì tự ái dân tộc mà mãi cứ lường gạt chính mình.
Một điều đáng buồn là, Thực Dân hay Đế Quốc gì đi nửa thì dù sao họ cũng còn tử tế hơn những người VN đã và đang cai trị đất nước tôi.
Nếu không phải thế thì cần gì tôi phải ở lại đây để nương nhờ bàn tay nhân đạo của những kẻ ngoại bang?
Tại sao người Việt bỏ nước ra đi?
Lịch sử Việt Nam dưới ngàn năm nô lệ giặc Tàu, gần trăm năm dưới ách đô hộ Thực Dân, kể cả khi phải chết đói hàng triệu người dưới thời Nhật... người dân Việt vẫn cố bám lấy quê hương mà sống!
Truyền thống dân Việt không phải là truyền thống bỏ nước ra đi, người phụ nử Việt không có truyền thống làm dâu xứ người, con dân Việt không có truyền thống xuất khẩu lao động... Vậy mà dân tộc đó lại đã có một cuộc di tản lớn nhất trong lịch sử nhân loại!
Sau khi cộng sản Việt Nam cai trị đất nước này chỉ vài năm, thì họ đã ùn ùn bỏ chạy, bất chấp mọi hiểm nguy, miễn sao thoát ra khỏi Việt Nam để đến bến bờ tự do dù chỉ còn 2 bàn tay trắng, dù biết trước những chết chóc tang thương.
Những người Việt đã đi vào cõi chết để được sống đó, ngày nay đang có mặt ở khắp năm châu.
Vì đâu họ phải bỏ xứ mà đi? Câu trã lời đã quá rõ!
Vì Sao?
Anh có ở lại đây một trăm năm,
Ăn gà tây, uống coca, cũng không thành Mỹ trắng.
Anh có ở lại đây một ngàn năm,
Cắt cỏ dang nắng, cũng không thành Mỹ đen.
Tiếng Anh tiếng U nay chắc anh nói cũng đã quen,
Nhưng đến bao giờ mới phai mùi nước mắm.
Anh có muốn ở lại suốt đời?
Để mỗi lần đi cày về anh tắm,
Chỉ tắm dưới vòi sen
Những người đồng hương anh vừa quen hôm qua,
Ngày mai có thể trở thành kẻ lạ.
Những người thường làm mặt lạ,
Lại có thể bá cỏ hôn anh,
Nếu anh lên nhanh, nếu anh trúng số.
Ôi cái xứ sở xô bồ,
Lắm người qua hơn hai mươi năm
Vẫn còn bị hố.
Hàng xóm, láng giềng, nhà nhà lố nhố,
Nhưng chẳng ai thèm biết tên ai.
Xe của ai nấy đi,
Nhà của ai nấy đóng kín mít.
Tết tây tết ta, lễ tạ ơn tạ nghĩa,
Chẳng hề qua lại hỏi thăm nhau.
Thỉnh thoảng gặp nhau trên đường đi,
Cũng đặt bày làm người lịch sự,
Mấp máy nói hai nói ba, chào nhau,
Như chào cái cột cờ di động.
Đường phố, phi trường, núi rừng, ruộng đồng quá rộng,
Mà lòng con người đa phần tôi gặp,
Lại nhỏ bé đến li ti,
Nhỏ bé đến dị kỳ,
Nhỏ bé còn hơn những gì nhỏ nhất!
Thế mà từ quê nhà còn lắm người ao ước ra đi,
Thế mà từ quê người vẫn chưa có mấy ai thích trở về ...vĩnh viễn!
Vì sao? Vì sao?
Xuyên Sơn
Thơ đáp lại của Kế Đô
Tớ chẳng muốn ở đây một trăm năm
Vì muốn trở thành người Mỹ trắng.
Tớ cũng chẳng muốn ở đây một ngàn năm
Để lao động như những người Mỹ đen.
Tiếng Anh, tiếng Việt tớ nói cũng khá quen
Nhưng đó là ngôn từ dùng trong giao dịch.
Nếu có phải ở đây đến khi nào viên tịch
Thì cũng phải đi làm với một mục đích
Để nâng cao nếp sống của con người.
Người đồng hương, hay người lạ ở trên đời
Đâu cũng vậy, có kẻ hèn người tốt.
Họ thương anh chẳng vì anh lắm bạc
Hay vì anh được cất nhắc làm to.
Chớ có lầm là nước Mỹ xô bồ
Khi thấy mỗi người mỗi nếp sống tự do
Đèn ai nấy rạng họ không nhòm soi mói
Trừ phi anh mở cửa đón họ vô
Anh trách mọi người sống rất thờ ơ
Gặp nhau chỉ lầm bầm vài câu nhạt nhẽo
Như những người học đòi làm lịch sự
Và ở nơi này cái gì cũng bự
Nhưng những người đa phần anh gặp
Lại có một tấm lòng đê tiện li ti
Vậy thì ai là kẻ đã lì xì
Hàng tỉ bạc cho quê nhà ăn Tết?
Cuối cùng như để thay lời kết
Anh lớn tiếng đặt câu hỏi vì sao?
Vì sao?
Từ quê nhà còn lắm người ao ước ra đi?
Xin thưa:
Vì quê nhà kiếp sống chẳng ra gì
Đảng Cộng Sản đang đè đầu dân đói khổ
Nuôi một lũ cán ngu, loài sâu bọ
Đục khoét làm giầu, cướp đất công khai
Cột đèn kia cũng muốn tếch ra ngoài!
Vì sao?
Từ quê người vẫn chưa có mấy ai thích trở về vĩnh viễn
Xin thưa:
Vì tầm nhìn của anh còn thô thiển
Lập luận một chiều, óc nô lệ còn cao
Anh chưa hiểu gì về chúng tôi, người tị nạn
Chỉ trở về vĩnh viễn khi không còn Cộng Sản
Chớ ngu si gì về làm bạn với đười ươi!!!
Kế Đô
Anh có ở lại đây một trăm năm,
Ăn gà tây, uống coca, cũng không thành Mỹ trắng.
Anh có ở lại đây một ngàn năm,
Cắt cỏ dang nắng, cũng không thành Mỹ đen.
Tiếng Anh tiếng U nay chắc anh nói cũng đã quen,
Nhưng đến bao giờ mới phai mùi nước mắm.
Anh có muốn ở lại suốt đời?
Để mỗi lần đi cày về anh tắm,
Chỉ tắm dưới vòi sen
Những người đồng hương anh vừa quen hôm qua,
Ngày mai có thể trở thành kẻ lạ.
Những người thường làm mặt lạ,
Lại có thể bá cỏ hôn anh,
Nếu anh lên nhanh, nếu anh trúng số.
Ôi cái xứ sở xô bồ,
Lắm người qua hơn hai mươi năm
Vẫn còn bị hố.
Hàng xóm, láng giềng, nhà nhà lố nhố,
Nhưng chẳng ai thèm biết tên ai.
Xe của ai nấy đi,
Nhà của ai nấy đóng kín mít.
Tết tây tết ta, lễ tạ ơn tạ nghĩa,
Chẳng hề qua lại hỏi thăm nhau.
Thỉnh thoảng gặp nhau trên đường đi,
Cũng đặt bày làm người lịch sự,
Mấp máy nói hai nói ba, chào nhau,
Như chào cái cột cờ di động.
Đường phố, phi trường, núi rừng, ruộng đồng quá rộng,
Mà lòng con người đa phần tôi gặp,
Lại nhỏ bé đến li ti,
Nhỏ bé đến dị kỳ,
Nhỏ bé còn hơn những gì nhỏ nhất!
Thế mà từ quê nhà còn lắm người ao ước ra đi,
Thế mà từ quê người vẫn chưa có mấy ai thích trở về ...vĩnh viễn!
Vì sao? Vì sao?
Xuyên Sơn
Thơ đáp lại của Kế Đô
Tớ chẳng muốn ở đây một trăm năm
Vì muốn trở thành người Mỹ trắng.
Tớ cũng chẳng muốn ở đây một ngàn năm
Để lao động như những người Mỹ đen.
Tiếng Anh, tiếng Việt tớ nói cũng khá quen
Nhưng đó là ngôn từ dùng trong giao dịch.
Nếu có phải ở đây đến khi nào viên tịch
Thì cũng phải đi làm với một mục đích
Để nâng cao nếp sống của con người.
Người đồng hương, hay người lạ ở trên đời
Đâu cũng vậy, có kẻ hèn người tốt.
Họ thương anh chẳng vì anh lắm bạc
Hay vì anh được cất nhắc làm to.
Chớ có lầm là nước Mỹ xô bồ
Khi thấy mỗi người mỗi nếp sống tự do
Đèn ai nấy rạng họ không nhòm soi mói
Trừ phi anh mở cửa đón họ vô
Anh trách mọi người sống rất thờ ơ
Gặp nhau chỉ lầm bầm vài câu nhạt nhẽo
Như những người học đòi làm lịch sự
Và ở nơi này cái gì cũng bự
Nhưng những người đa phần anh gặp
Lại có một tấm lòng đê tiện li ti
Vậy thì ai là kẻ đã lì xì
Hàng tỉ bạc cho quê nhà ăn Tết?
Cuối cùng như để thay lời kết
Anh lớn tiếng đặt câu hỏi vì sao?
Vì sao?
Từ quê nhà còn lắm người ao ước ra đi?
Xin thưa:
Vì quê nhà kiếp sống chẳng ra gì
Đảng Cộng Sản đang đè đầu dân đói khổ
Nuôi một lũ cán ngu, loài sâu bọ
Đục khoét làm giầu, cướp đất công khai
Cột đèn kia cũng muốn tếch ra ngoài!
Vì sao?
Từ quê người vẫn chưa có mấy ai thích trở về vĩnh viễn
Xin thưa:
Vì tầm nhìn của anh còn thô thiển
Lập luận một chiều, óc nô lệ còn cao
Anh chưa hiểu gì về chúng tôi, người tị nạn
Chỉ trở về vĩnh viễn khi không còn Cộng Sản
Chớ ngu si gì về làm bạn với đười ươi!!!
Kế Đô
Việt kiều
-Đàn bà con gái gì mà nói giữa chốn đông người "Tôi không có khe" (care); "Vẫn còn ở chỗ cũ đây, chứ tôi đâu có mu (move)".
-Đàn bà con gái gì mà nói giữa chốn đông người "Tôi không có khe" (care); "Vẫn còn ở chỗ cũ đây, chứ tôi đâu có mu (move)".
-Việt Kiều con bị bắt về thăm… quê hương, ngày ra tới phi trường để trở lại Mỹ thì mừng lắm, chúng nhảy cỡn lên múa máy tay chân rồi la to: "Thoát khỏi Việt Nam rồi! Thoát Việt Nam rồi!"
Vậy thì còn mong gì khi chúng lớn lên, học hành thành tài rồi về giúp đỡ quê hương?
Vậy thì còn mong gì khi chúng lớn lên, học hành thành tài rồi về giúp đỡ quê hương?