Văn Hóa


Thế nào là "Văn Hóa Đồi Trụy của Mỹ-Ngụy"?

Điền Đông Phương
Ngay sau ngày 30/4/1975, cộng sản VN đã mồm loa mép dãi về nền Văn Hoá của Miền Nam là thứ Văn Hóa Đồi Trụy!
Chúng tận diệt Văn Hóa phẩm các loại của Miền Nam, ngay cả những chủ tiệm bán sách cũng bị chúng cho vô tù vì lý do “truyền bá văn hoá phẩm đồi trụy”!
Bây giờ thử hỏi trong những buổi trình diễn, giao lưu văn hóa, văn học nghệ thuật… thì người VN đang với tất cả con tim, khối óc... để hát, để trình diễn, để thưởng thức, để ấp ủ loại văn hóa nào? Họ ca những lời ca mang tính mọi rợ như “thề phanh thấy uống máu quân thù”, hay những bài ca mang tính nhân văn, đầy nghệ thuật, đầy tình người của người VNCH thời đó?
Ngày nay người ta đã chứng kiến một SỰ THẬT trớ trêu: Văn Hoá Việt Nam Cộng Hòa đã thực sự GIẢI PHÓNG Văn Hoá Miền Bắc XHCN! 
Điều đó đã nói lên tất cả về cái miệng lưỡi ti tiện của cộng sản VN đã vu cho nền Văn Hoá, Văn Học Nghệ Thuật của người VNCH!
Dưới đây là một hình ảnh điển hình của cái "văn hóa đồi trụy"  thời VNCH:
Khánh Ly hát tại Văn Khoa. 
Sinh viên ngồi phía trước, lính “ngụy Sài Gòn tàn ác” đứng phía sau. 
Chúng nó đang lắc với cái văn hóa đồi trụy của Mỹ-Ngụy (!).
Mà hễ nói đó là Miệng Lưỡi Cộng Sản, thì... hổng chịu!!!
Ru Ta Ngậm Ngùi




Nơi chốn đẹp nhất là nơi người mình yêu đang ở...
Bài ca hay nhất là những bài ca mang ít nhiều kỷ niệm!
Mời các bạn chia sẻ cùng tôi, những niệm khúc của một đời yêu thương...




"Mời người lên xe, về miền quá khứ
"Mời người mang theo trọn vẹn thương yêu...
"Đứng tiễn người vào dĩ vãng nhạt nhòa
"Có những kỷ niệm đớn đau..."





70 NĂM TÌNH CA  TRONG TÂN NHẠC VIỆT NAM (1930 - 2000)
Mời các bạn mở link này:
 10,000 BẢN NHẠC XƯA
Trên 10,000 bản nhạc Việt Nam xưa, mời các bạn bấm vào link dưới đây để thưởng thức hoặc tùy nghi xử dụng:
http://music.hatnang.com/audio/by/album



MỘT THỜI ĐÔNG PHƯƠNG


Việt Nam! Việt Nam!


Hãy lắng nghe để hiểu vì sao thời Việt Nam Cộng Hoà đã để lại cho đời 
những lời ca tiếng nhạc này...


Tiếng hát của một thời...
 "Tiếng hát vượt thời gian"
Đôi Mắt Người Sơn Tây
  Văn nghệ sĩ Miền Nam thời VNCH được khuyến khích lòng trân quý từng lời thơ tiếng nhạc của những người đi kháng chiến chống Pháp... Từ bài Quốc Ca VNCH cho đến Đôi Mắt Người Sơn Tây...
Nếu Văn Nghệ Sĩ Miền Nam ngày đó được sinh ra và lớn lên  ở Miền Bắc XHCN, thì VN ngày nay có được những bài ca để đời này không,  hay chỉ có những bài ca "Thề phanh thây uống máu quân thù..."?
Từ Giọng Hát Em
 
 Đất nước trong chiến tranh 
mà lời ca tiếng nhạc không mang mùi bom đạn!
Và người VNCH đã ấp ủ những tâm tư đó  với con tim không biết hận thù...
Niệm Khúc Cuối


Bài Không Tên Số 3


Cõi Vắng


Những Bài Không Tên

Rồi thì:
Tôi Cố Bám Lấy Đất Nước Tôi!


BẦY CHIM BỎ XỨ RA ĐI
Khóc Một Dòng Sông

Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ


Rồi những cánh chim mang tâm tình này trở lại Quê Hương

 

 Xin Chào Việt Nam 

Hãy kể cho con nghe về cái tên
Cái tên sao khó gọi mà con đã được ban cho từ thuở chào đời
Con muốn biết về những vương triều xa xưa
Đôi mắt con đã nói lên cội nguồn mình nhiều hơn
những gì mà người muốn nói
Những gì con biết về Người
chỉ là những hình ảnh chiến tranh, cuốn phim của Coppola với tiếng trực thăng gầm thét
Một ngày kia, con sẽ về thăm đất Mẹ
Một ngày kia, con sẽ gặp lại hồn thiêng sông núi Một ngày kia, con sẽ đến bên Người
để nói… Xin chào Việt Nam !
Xin hãy nói cho con nghe
về màu da, mái tóc và đôi chân bé nhỏ
đã cưu mang con trên mỗi dặm đường
Con muốn xem những căn nhà,
những đường phố nhỏ.
Hãy cho con nhìn thấy những gì mà con chưa hề biết
những chiếc xuồng gỗ, những phiên chợ nổi, những ánh hào quang
Mọi điều con được biết về Người
chỉ là dấu tích chiến tranh cuốn phim của Coppola với tiếng trục thăng gầm thét.
Một ngày kia, bước chân con đi trên đất Mẹ
Một ngày kia, con sẽ gặp lại hồn thiêng sông núi Một ngày kia, con sẽ đến bên Người
để nói… Xin chào Việt Nam ! Pho tượng Phật sẽ dõi mắt nhìn con
đưa con qua những cánh đồng lúa trong giấc mơ
trong tiếng kinh cầu, trong ánh sáng
Con sẽ gặp người thân quyến,
sẽ thấy cội nguồn,
sẽ gặp tiền nhân.
Một ngày kia, bước chân con đi trên đất Mẹ
Một ngày kia, con sẽ gặp lại hồn con Một ngày kia, con sẽ đến bên Người
Để nói Xin chào... Việt Nam
Một ngày kia, bước chân con đi trên đất Mẹ
Một ngày kia, con sẽ gặp lại hồn con
Một ngày kia con sẽ đến bên người
Để nói Hello… VietNam
Để nói Hello… VietNam
Để nói Xin Chào Việt Nam!
(Điền Đông Phương dịch)

Hello VietNam
Tell me all about this name,
that is difficult to say.
It was given me the day I was born.
Want to know about the stories of the empire of old.
 My eyes say more of me than what you dare to say.  All I know of you is all the sights of war.
A film by Coppola, the helicopter's roar.
One day, I'll touch your soil.
One day, I'll finally know your soul.
One day, I'll come to you.
To say Hello... VietNam.
Tell me all about my colour, my hair and my little feet
That have carried me every mile of the way.
Want to see your house, your streets.
Show me all I do not know.
Wooden sampans, floating markets, light of gold.  All I know of you is the sights of war.
A film by Coppola, the helicopter's roar.
One day, I'll walk your soil.
One day, I'll finally know your soul.
One day, I'll come to you.
To say Hello... VietNam.
And Buddha’s made of stone watch over me
My dreams they lead me through the fields of rice
In prayer, in the light…
I see my skin, I touch my tree, my roots, my begin
One day, I'll walk your soil.
One day, I'll finally know my soul.
One day, I'll come to you.
To say hello... VietNam.
One day, I’ll walk your soil
One day, I’ll finally know my soul
One day, I’ll come to you
To say Hello…VietNam
To say Hello…VietNam
To say Xin Chào…Việt Nam!
 

 Dấu "Hỏi, Ngã" trong tiếng Việt

Dấu "hỏi, ngã" trong tiếng Việt đóng một vai trò quan trọng. Viết sai dấu "hỏi, ngã" sẽ làm đảo ngược và có khi vô cùng tai hại cho văn chương và văn hoá Việt Nam .
Ví dụ: “nhân sĩ” : người có kiến thức. Nhưng “nhân sỉ” : nhục sỉ.
Hoặc “sửa chữa” : sửa lại một cái gì bị hư hỏng. Nhưng “Sữa chửa” : sữa của người đàn bà có thai nghén .
Cách phát âm của người miền Nam và Trung không phân biệt "hỏi, ngã" như người miền Bắc. Người miền Bắc phát âm dấu "hỏi, ngã" đúng một cách tự nhiên, nhưng khi hỏi tại sao thì họ không trả lời được, mà chỉ nở một nụ cười trên môi ...
Bài viết này nhằm mục đích đóng góp một vài quy luật về dấu “hỏi, ngã” của tiếng Việt Nam chúng ta .
dấu “hỏi, ngã” được căn cứ vào ba quy luật căn bản : Luật bằng trắc , chữ Hán Việt và các quy luật ngoại lệ .
A . Luật "Bằng Trắc"
Quy luật bằng trắc phải được hiểu theo 3 quy ước sau .
1 . Luật « lập láy »
Danh từ « lập láy » tức là một chữ có nghĩa nhưng chữ ghép đi theo chữ kia không có nghĩa gì cả . Thí dụ : vui vẻ , chữ vui có nghĩa mà chữ vẻ lại không nghĩa , chữ mạnh mẽ , chữ mạnh có nghĩa nhưng chữ mẽ lại không hề mang một ý nghĩa nào hết , hoặc chữ lặng lẽ , vẻ vang ...
2 . Luật « trắc »
Không dấu và dấu sắc đi theo với danh từ « lập láy » thì chữ đó viết bằng dấu hỏi ( ngang sắc hỏi ) .
Thí dụ :
- Hớn hở : chữ hớn có dấu sắc , thì chữ hở phải là dấu hỏi .
- Vui vẻ : chữ vui không dấu , thì chữ vẻ đương nhiên phải dấu hỏi .
- Hỏi han : chữ han không dấu , như thế chữ hỏi phải có dấu hỏi .
- Vớ vẩn : chữ vớ là dấu sắc thì chữ vẩn phải có dấu hỏi .
Tương tự như mắng mỏ , ngớ ngẩn , hở hang ...
3 . Luật « bằng »
Dấu huyền và dấu nặng đi theo một danh từ "lập láy" thì được viết bằng dấu "ngã" (huyền nặng ngã).
Thí dụ :
- Sẵn sàng : chữ sàng có dấu huyền thì chữ sẵn phải là dấu « ngã » .
- Ngỡ ngàng : chữ ngàng với dấu huyền thì chữ ngỡ phải để dấu « ngã » .
- Mạnh mẽ : chữ mạnh có dấu nặng , do đó chữ mẽ phải viết dấu « ngã » .
- Tương tự như các trường hợp lặng lẽ , vững vàng ...
B . Chữ Hán Việt
Ngôn ngữ Việt Nam sử dụng rất nhiều từ Hán Việt , vì quen dùng hằng ngày nên cứ xem như là tiếng Việt hoàn toàn . Thí dụ như các chữ thành kiến , lữ hành , lãng du , viễn xứ ... tất cả đều do chữ Hán mà ra .
Đối với chữ Hán Việt được sử dụng trong ngôn ngữ Việt Nam , luật về đánh dấu « hỏi ngã » được quy định như sau :
Tất cả những chữ Hán Việt nào bắt đầu bằng các chữ D , L , V , M và N đều viết bằng dấu « ngã » , các chữ Hán Việt khác không bắt đầu bằng năm mẫu tự này sẽ được viết bằng dấu hỏi .
Thí dụ :
Dĩ vãng : hai chữ này phải viết dấu « ngã » vì dĩ vãng không những là Hán tự mà còn bắt đầu bằng chữ D và V .
- Vĩ đại : vĩ có dấu « ngã » vì chữ vĩ bắt đầu với mẫu tự V .
- Ngẫu nhiên : chữ ngẫu dấu « ngã » vì áp dụng quy luật Hán Việt nói trên .
- Lẽ phải : lẽ dấu « ngã » vì chữ L , phải dấu hỏi vì có chữ P .
- Tư tưởng : chữ tưởng phải viết dấu hỏi vì vần T đứng đầu .
Tương tự như : lữ hành , vĩnh viễn ...
Để có thể nhớ luật Hán tự dễ dàng , chúng tôi đặt một câu châm ngôn như thế này :
« Dân Là Vận Mệnh Nước »
để dễ nhớ mỗi khi muốn sử dụng quy luật Hán tự nói trên .
C . Các quy ước khác
1 . Trạng từ ( adverb )
Các chữ về trạng từ thường viết bằng dấu « ngã » .
Thí dụ :
- Thôi thế cũng được . Trạng từ cũng viết với dấu « ngã » .
- Xin anh đừng trách em nữa . Trạng từ « nữa » viết với dấu « ngã » .
- Chắc anh đã mệt lắm rồi . Trạng từ đã viết với dấu « ngã » .
2 . Tên họ cá nhân và quốc gia
Các họ của mỗi người và tên của một quốc gia thường được viết bằng dấu « ngã » .
Thí dụ :
Đỗ Đình Tuân , Lữ Đình Thông , Nguyễn Ngọc Yến ...
Các chữ Đỗ , Lữ , Nguyễn đều viết bằng dấu « ngã » vì đây là danh xưng họ hàng .
Nước Mỹ , A Phú Hãn ... Các chữ Mỹ và Hãn phải viết bằng dấu « ngã » vì đây là tên của một quốc gia .
3 . Thừa trừ
Một quy ước thừa trừ ta có thể dùng là đoán nghĩa để áp dụng theo luật « lập láy » và bằng trắc nói trên .
Thí dụ :
Anh bỏ em đi lẻ một mình . Chữ « lẻ » viết dấu hỏi vì từ chữ lẻ loi mà ra , chữ loi không dấu nên chữ lẻ viết với dấu hỏi .
Anh này trông thật khoẻ mạnh , chữ khoẻ ở đây có dấu hỏi vì do từ khoẻ khoắn mà ra , khoắn dấu sắc thì khoẻ phải dấu hỏi .
D . Kết Luận
Văn chương là linh hồn của nền văn hoá , viết sai dấu « hỏi ngã » có thể làm sai lạc cả câu văn , đó là chưa kể đến nhiều sự hiểu lầm tai hại cho chính mình và người khác cũng như các việc trọng đại . Không gì khó chịu cho bằng khi đọc một cuốn truyện hay nhưng dấu « hỏi ngã » không được chỉnh tề .
PHẦN PHỤ THÊM
- Chữ "ngành" bắt đầu bằng "ng" chứ không phải "ngh". "Ngh" chỉ đi trước "i", "e", và "ê" thôi.


Tiếng Việt mới phong phú như thế

Bài thơ này có 8 cách đọc.
Có lẽ chỉ có tiếng Việt mới phong phú như thế!


 1. Bài thơ gốc:

Ta mến cảnh xuân ánh sáng ngời
Thú vui thơ rượu chén đầy vơi
Hoa cài giậu trúc cành xanh biếc
Lá quyện hương xuân sắc thắm tươi
Qua lại khách chờ sông lặng sóng
Ngược xuôi thuyền đợi bến đông người
Xa ngân tiếng hát đàn trầm bổng
Tha thướt bóng ai mắt mỉm cười.

 2. Ðọc ngược bài gốc từ dưới lên, ta được bài 2:

 Cười mỉm mắt ai bóng thướt tha
 Bổng trầm đàn hát tiếng ngân xa
 Người đông bến đợi thuyền xuôi ngược
 Sóng lặng sông chờ khách lại qua
 Tươi thắm sắc xuân hương quyện lá
 Biếc xanh cành trúc giậu cài hoa
 Vơi đầy chén rượu thơ vui thú
 Ngời sáng ánh xuân cảnh mến ta.

 
3. Bỏ hai chữ đầu mỗi câu trong bài gốc,
ta được bài ngũ ngôn bát cú, luật bằng vần bằng:

Cảnh xuân ánh sáng ngời
Thơ rượu chén đầy vơi
Giậu trúc cành xanh biếc
Hương xuân sắc thắm tươi
Khách chờ sông lặng sóng
Thuyền đợi bến đông người
Tiếng hát đàn trầm bổng
Bóng ai mắt mỉm cười.

4. Bỏ hai chữ cuối mỗi câu trong bài gốc, đọc ngược
từ dưới lên, ta được bài ngũ ngôn bát cú, luật
 bằng vần bằng:


 Mắt ai bóng thướt tha
 Ðàn hát tiếng ngân xa
 Bến đợi thuyền xuôi ngược
 Sông chờ khách lại qua
 Sắc xuân hương quyện lá
 Cành trúc giậu cài hoa
 Chén rượu thơ vui thú
 Ánh xuân cảnh mến ta.

 5. Bỏ ba chữ cuối mỗi câu trong bài gốc, ta được bài
 (tám câu x bốn chữ ):


 Ta mến cảnh xuân
 Thú vui thơ rượu
 Hoa cài giậu trúc
 Lá quyện hương xuân
 Qua lại khách chờ
 Ngược xuôi thuyền đợi
 Xa ngân tiếng hát
 Tha thướt bóng ai.

 6. Bỏ ba chữ đầu mỗi câu trong bài gốc, đọc ngược từ
 dưới lên, ta được bài  (tám câu x bốn chữ):


 Cười mỉm mắt ai
 Bổng trầm đàn hát
 Người đông bến đợi
 Sóng lặng sông chờ
 Tươi thắm sắc xuân
 Biếc xanh cành trúc
 Vơi đầy chén rượu
 Ngời sáng ánh xuân.

 7. Bỏ bốn chữ đầu mỗi câu trong bài gốc, ta được bài
 (tám câu x ba chữ) :


 Ánh sáng ngời
 Chén đầy vơi
 Cành xanh biếc
 Sắc thắm tươi
 Sông lặng sóng
 Bến đông người
 Ðàn trầm bổng
 Mắt mỉm cười.

 8. Bỏ bốn chữ cuối mỗi câu trong bài gốc, đọc ngược
 từ dưới lên, ta được bài  (tám câu x ba chữ):


 Bóng thướt tha
 Tiếng ngân xa
 Thuyền xuôi ngược
 Khách lại qua
 Hương quyện lá
 Giậu cài hoa
 Thơ vui thú
 Cảnh mến ta



"Nhạc Sến"!
Điền Đông Phương
Tại sao cộng sản VN gọi dòng nhạc trữ tình mang đậm tính đại chúng thời VNCH là “nhạc Sến”?
Danh xưng “nhạc Sến” xuất hiện sau ngày 30/4/1975. Tiếng gọi đầy khinh miệt đó nằm trong chính sách xóa bỏ nền Văn Hóa thời VNCH –mà họ gọi chung là “Văn Hóa Đồi Trụy của Mỹ-Ngụy”– cộng sản Bắc Việt đã gọi dòng nhạc trữ tình mang đậm tính đại chúng ở miền Nam thời đó là “nhạc Sến”!
Vậy “nhạc Sến” là gì? Và tại sao với cái tên gọi đầy miệt thị đó mà dòng nhạc này vẫn đi vào lòng người từ thế hệ này sang thế hệ khác cho mãi đến bây giờ, đã hơn nửa thế kỷ qua?
Thời Pháp thuộc và thời VNCH, những người lấy Tây, lấy Mỹ đã bị xã hội Miền Nam khinh rẻ và kỳ thị. Ở Miền Nam xuất hiện những tên gọi với tính cách miệt thị những phụ nữ mưu sinh bằng những nghề thấp hèn với những từ “me Tây”, “me Mỹ”…  mà 2 danh xưng phổ thông nhất là “Mari Phông-tên” để gọi những cô gái đứng đường; “Mari Sến” dùng để gọi những cô gái lấy Mỹ hoặc làm điếm, hoặc những ai ăn mặc và trang điểm diêm dúa, như… Tây! Ai nói người Miền Nam không… kỳ thị chủng tộc ?!
Rồi bỗng dưng sau ngày 30/4/1975 cộng sản Bắc Việt đã dùng một trong hai danh xưng vốn bị người miền Nam xem thường đó để đặt tên cho dòng nhạc mang giai điệu Boléro này một cách đầy ác ý! Sự ác ý mà chỉ những người đã sống và lớn lên ở Miền Nam mới nhìn thấy, còn những người sau này thì không thấy cái “châm chọc” một cách đê tiện đó, họ không cảm nhận cái thâm ý của 2 tiếng "nhạc Sến" bị áp đặt cho dòng nhạc này.
(Ở Âu Châu, Mari là tên rất phổ thông của phụ nữ (Maria), “phông tên” (fountains) là những máy bơm nước. Thời VNCH, những thành phố ở miền Nam cung cấp nước uống và nước dùng trong nhà cho người dân bằng những trụ bơm nước (phông-tên) được đặt ở vỉa hè, trên lề đường phố, về đêm không ai đến lấy nước, những cái phông-tên nước đứng lẻ loi, bơ vơ… Hình ảnh những cô gái đứng đường phảng phất hình ảnh những cái phông tên nước đó… Rồi người ta kèm thêm tên Mari (người VN sính ngoại thời đó thường dùng tên Tây trước tên họ của mình) ghép với Phông-tên để dành cho những cô gái đứng đường đón khách này!
“Mari Sến” được giải thích bằng nhiều cách khác nhau, có giả thuyết được nhiều người cho là hợp lý nhất là nó được gọi nhại theo tên của nữ minh tinh màn bạc người Áo là Maria Schell (1926-2005) với những cuốn phim diễm tình đầy nước mắt để ám chỉ một lớp người hay trải lòng chuyện yêu đương của mình một cách dễ dãi và cũng hay tự bi kịch hóa hoàn cảnh của mình qua những bài hát  ảo não, lê thê về chuyện tình đôi lứa… Tôi không đồng ý với giả thuyết này, vì ở Miền Nam trong giai đoạn 1954-1975 không ai biết đến tên tuổi của nữ tài tử điện ảnh đó và những cuốn phim của cô cả!).
Có người thì cho rằng loại nhạc mang giai điệu Boléro này là lãng mạng, ủy mị sướt mướt, bình dân theo kiểu rẻ tiền… Có người thì cho rằng dòng nhạc đó mang âm hưởng đơn giản, lời ca mộc mạc chân tình, mang tính hồn nhiên, chia sẻ cảm giác của mình về tình yêu, nỗi cô đơn, về số phận xuất phát từ trái tim của những con người bình dị chân chất… Nó ngược hẳn loại nhạc mà ngay sau ngày 30/4/1975, người cộng sản đã ì sèo đến điếc tai cả miền Nam qua những cái loa phường với những bài ca mà họ gọi là nhạc “chính thống” (cách mạng), một loại nhạc mà theo tôi người hát muốn đạt đến mức xuất thần thì phải vừa nhe nanh sùi bọt mép, vừa trợn cặp mắt đỏ ngầu mà rống lên những tiếng thét “Thề phanh thây uống máu quân thù”…
Nhưng dù thích hay không thích loại nhạc này, thì có một điều ai cũng phải công nhận là dòng nhạc này đã một thời được trải khắp miền Nam. Nó mang linh hồn, nó thành hơi thở của đời, của phố, của bao con tim người miền Nam thời loạn.
Một dòng nhạc hay hoặc không hay là tùy thuộc ở cảm nhận riêng của mỗi người. Anh thích cuộc sống của người thành phố, nhưng đừng chê bai những người thích nếp sống ở nông thôn. Bởi thế, mặc cho dã tâm bôi nhọ của người cộng sản, dòng nhạc này sẽ không bao giờ có thể mất đi, bởi nó đã là một phần trong trái tim của người yêu nhạc, đặc biệt là niềm tự hào là một mảng văn hóa hết sức độc đáo của miền Nam chân chất hiền hòa… Những lời ca tiếng nhạc đã làm nên những tên tuổi khó quên của những “nữ hoàng sầu muộn” Giao Linh, “Nhạn trắng Gò Công” Phương Dung, “tiếng hát khói sương” Thanh Thúy… “Nỗi Buồn Hoa Phượng” đã làm nên tên tuổi Thanh Tuyền, “Thành Phố Buồn” với Chế Lịnh…
Dòng nhạc đó cũng đã bị kết tội là đã ru ngủ người Miền Nam trong cuộc chiến!
Không! Người Miền Nam không bao giờ nghĩ thế, họ tôn trọng mọi tâm tư tình cảm của con người, kể cả những bài ca phản chiến của Trịnh Công Sơn vẫn được phát sóng ngay cả trong chương trình Dạ Lan hàng đêm dành cho chiến sĩ nơi chiến trường… Và những người chiến sĩ đó vẫn hiên ngang đối diện với quân thù cướp nước, họ chỉ buông súng vì nghiệp nước đến thời mạt vận mà thôi…
Và ngày nay, mặc cho người cộng sản VN nói gì thì nói, gọi nó là ‘nhạc sến”, “nhạc vàng” gì thì cứ gọi, dòng nhạc này vẫn tiếp tục thấm nhập vào mọi ngõ ngách, từ những quán cà phê vỉa hè, quán bar, thậm chí ngay cả những chương trình ca nhạc thuộc hàng lớn nhất nhì của cả nước như nó đã đi vào con tim của con người, và nó sẽ tồn tại mãi mãi với thời gian như nó đã tồn tại từ hơn nửa thế kỷ qua…

  
MIỆNG LƯỠI CỘNG SẢN
Ăn ngược nói xuôi, tráo trở lật lọng, gian manh dối trá, tàn ác vô nhân…  đã thành bản chất của Cộng Sản, không thay đổi được!
-Ông Hồ xuống tầu đi tìm việc làm cho Tây thì ta gọi là "xuống tầu tìm đường cứu nước"!
-Giật mìn xe khách, pháo kích bừa bãi vào nhà dân, đặt chất nổ nơi đông người, bắt cóc, thủ tiêu, khủng bố... ta gọi là "hoạt động cách mạng"
-Dùng vũ lực súng đạn giết dân, ta gọi là "giải phóng nhân dân"
-Để cướp đất đai của các điền chủ, giết người khá hơn ta, ta gọi là Cải Cách Ruộng Đất.
-Ngày nay để cướp đất toàn dân ta gọi là QUY HOẠCH
-Đập phá nhà dân oan ta gọi là "giải phóng mặt bằng".
-Muốn cướp tài sản của các thương gia, ta gọi là Đánh tư sản mại bản.
-Muốn cấm người dân buôn bán, ta gọi là Cải tạo thương nghiệp.
-Muốn bỏ tù quân nhân, công chức của chế độ cũ (VNCH), không rõ ngày về ta gọi là Học tập Cải tạo.
-Muốn lấp liếm sự khan hiếm xăng dầu. Xe hơi (ôtô con) đang chạy xăng thì chuyển ngược về chạy bằng hơi than thì Vẹm gọi là Cải Tiến
-Vượt biên nếu bị bắt thì Vẹm gọi là "Thằng phạm, Con phạm"...
-Vượt biên nếu thoát thì Vẹm âu yếm gọi là "Khúc ruột ngàn dặm"$
-Để sống sót Vẹm trở lại với nền kinh tế tư bản từ bước đầu ABC Vẹm gọi là "Đổi mới"
-Để biến dạng thành bọn Tư bản Đỏ độc tài thống trị, bóc lột nhân dân thì Vẹm gọi là "kinh tế thị trường theo định hướng XHCN"
-Muốn bỏ tù người tranh đấu cho tự do, dân chủ, ta gọi chúng là Phản động, Thế Lực Thù Địch...
-Sách báo bàn về Dân chủ,Tự do thì ta gọi là tài liệu phản động, công cụ khủng bố.
-Mít tinh, biểu tình đả đảo Trung Cộng xâm lược thì Vẹm nói là: có sai phạm về tư tưởng và nhận thức
chính trị, làm ảnh hưởng xấu tới an ninh trật tự, là phản động…
-Biểu hiện lòng yêu nước thì Vẹm nói là “kích động bạo lực, tuyên truyền chiến tranh xâm lược, gây hận thù giữa các dân tộc và nhân dân các nước anh em'’.
-Ra trát đòi một người nào đó để điều tra và có thể tống giam, chúng gọi là Giấy mời.
-Bị dịch tả chết tùm lum thì Vẹm gọi là Tiêu Chảy Cấp. -Cắt nước VN ra làm hai gọi là giải phóng dân VN khỏi áp bức thực dân Tây .
-Tự cắt VN rồi tự dán dính lại gọi là tự "thống nhất sơn hà về một mối".
-Đi chôm vàng như chuyện muời mấy tấn vàng của chế độ VNCH bỏ túi ăn cuớp thì la làng là cố TT Nguyễn Văn Thiệu chôm.
-Đem hậu duệ thanh niên thiếu nử của VNCH đi giết thì gọi là "Đi làm Nghĩa Vụ Quốc Tế" giúp dân tộc Khmer! -Đi tìm kẻ thù còn sót lại gọi là "xoá bỏ Hận thù để HHHG dân tộc ".
-Bắt lên hỏi cung, tra tấn thì Vẹm gọi là đi "làm việc"
-Trung cộng xâm lược trong chiến tranh biên giới Việt Trung thì chỉ được gọi 2 chữ duy nhất là "kẻ địch" ...
-Tàu Trung cộng thì Vẹm gọi là “Tàu lạ”.
-Thay vì lên tiếng phản đối Trung cộng ngăn cấm ngư dân VN đánh cá .Thì "Bộ Ngoại Giao" Vẹm lại dùng từ “quan hệ để giải quyết”.
-Tự thiêu để đấu tranh chống lại chúng, thì chúng gọi đó là những vụ tự thiêu vì bệnh tâm thần, vì chuyện gia đình, vì bất cẩn gây ra tai nạn...
-Ký giấy dâng biển dâng đảo thì gọi là “Hiệp Ước Biên
-Bao che tội phạm thì gọi là “Xử lý nội bộ”. -Ăn Cướp Miền Nam thì gọi là “Giải Phóng MN”.
-Địa ngục trần gian thì gọi là “Thiên Đường Cộng Sản”.
-Nhân dân bị bóc lột tới tận xương tận tủy thì nói là “Nhân dân làm chủ”.
Ăn nói như thế thì đúng là văn hoá XHCN chứ! Con pà nó, cái miệng lưỡi cộng sản!
Lừa đảo cả thế giới, dối gạt người dân trong nước…
Ngay cả tiếng nói của Tổ Tiên để lại, cũng “chơi” luôn!
Tại sao phải dối trá gan manh mới được làm người Cộng Sản vậy?

   
Tại sao nói đến Cộng Sản là nói đến Nói Dối?
Điền Đông Phương
Vì muốn đào tạo các em thành người cộng sản, thì bước đầu là phải để các em quen với việc nói dối, phải tinh vi ở chỗ là làm sao để  biến các em thành những kẻ nói dối mà cứ tưởng rằng chúng đang nói thật! Khi tạo được những con người nói dối như thật, “nói dối lem lẽm, nói dối lỳ lợm, nói dối không biết xấu hổ” như “ta” là khi đó “ta” đã có được những “đồng chí” đúng với tất cả những ý nghĩa của nó, và điều QUAN TRỌNG NHẤT là khi đó dù “ta” có nói dối, thì chúng vẫn tin rằng “ta” nói thật! 
Cái “ưu việt” của người cộng sản là ở chỗ đó!
Một chuyện dối trá được lập đi lập lại nhiều lần sẽ khiến cho người ta tưởng đó là chuyện thật!

  
Bạn nghĩ gì về Đoàn Thanh Niên Cộng Sản Hồ Chí Minh?
Điền Đông Phương
Tôi thực sự cảm thương cho tuổi trẻ VN trong nước!
Họ đã mang một tâm tư trong sáng, một bầu nhiệt huyết của tuổi trẻ để làm hành trang vào đời bằng con đường vào
Đoàn để phục vụ quê hương... Hình ảnh đó tốt đẹp biết bao nhiêu...
Vậy mà trong khi giặc xua mấy chục ngàn tàu cá của chúng vào Biển Đông của ta, những người trẻ đó thay vì bừng bừng khí thế Diên Hồng, thì họ lại bị CSVN đưa sang tận Trung Hoa mà gục đầu trước giặc! Khi tuổi trẻ VN xuống đường biểu tình để bày tỏ lòng yêu nước trước những hành vi xâm lược của giặc, thay vì xem đó là bài học giữ nước, thì họ đã xử dụng đám Đảng Đoàn này để ngăn chận bạn học biểu lộ lòng yêu nước; theo dõi bạn học, thầy cô… báo cáo những ai định biểu tình, để nhà trường biết mà gây khó khăn, thậm chí đuổi học những cây cọc Bạch Đằng Giang của quê hương!
Cộng Sản Việt Nam! Xin đừng làm vẫn đục những tâm hồn rất đáng trân quý đang khoác chiếc áo xanh đó, xin hãy buông tha cho họ, cho tuổi trẻ Việt Nam... Biến những người trẻ tốt đẹp này thành công cụ cho ý đồ đen tối của Đảng và nhà nước mà thế giới và người dân trong nước đang nguyền rủa… là có tội, có tội với tương lai đất nước, có tội với lịch sử…

Văn hóa “đéo” của người Hà Nội ngày nay
Lần đầu tiên, mới tới Hà Nội, tôi không khỏi bỡ ngỡ, khi tìm nhà của một người quen làm trưởng một khu phố văn hóa. Thấy có mấy đứa trẻ con đang nô đùa ngoài ngõ, tôi hỏi: “Này các cháu có biết nhà ông trưởng khu phố văn hóa ở đâu không?" Một đứa trẻ trai, trạc trên dưới 10 tuổi, ngước nhìn tôi bằng ánh mắt xấc láo, ranh mãnh, đáp gọn lỏn: "Biết, nhưng đéo chỉ!" Tôi lắc đầu đi sâu vào ngõ văn hóa, gặp một thanh niên, tôi hỏi: "Anh ơi, anh có biết nhà ông trưởng khu phố văn hóa này ở chỗ nào không anh?. Gã trẻ tuổi chẳng thèm dòm ngó gì đến tôi, trả lời cộc lốc: "Ðéo biết!" Khi gặp ông trưởng khu phố văn hóa, tôi đem chuyện này kể cho ông ta nghe với lời than thở: "Anh ạ, các bậc phụ huynh ở đây không dạy dỗ con em hay sao mà để chúng nó ăn nói với khách lạ thô bỉ đến thế hả anh?!" Chẳng cần suy nghĩ gì, ông trưởng khu phố văn hóa đã thuận miệng trả lời tôi ngay: "Có dạy đấy chứ, nhưng chúng nó đéo nghe!" Lúc ấy cô con gái của ông bạn tôi là cô giáo, dạy môn văn, vừa đi dạy về và tôi đem chuyện ấy ra kể lại. Thay vì trả lời trực tiếp cho tôi, cô giáo xin phép thuật lại một chuyện như sau: "Hôm ấy cháu giảng bài văn, có đoạn kể thành tích anh hùng và dũng cảm của nhân dân ta đã đánh gục Tây, đánh nhào Mỹ v..v.. Cuối cùng, cháu kêu một em học trò trai lớn nhất lớp, bảo nó cắt nghĩa hai chữ: "dũng cảm là gì?". Nó đứng lên suy nghĩ một lúc rồi đáp gọn lỏn: "Nghĩa là .. là …đéo sợ !" Sau đó cháu lại có cuộc tiếp xúc với ông bộ trưởng giáo dục và đào tạo, liền đem chuyện thằng bé học trò đã cắt nghĩa 2 chữ "dũng cảm" là: "đéo sợ!" cho ông nghe. Nghe xong, ông bộ trưởng tỏ vẻ đăm chiêu, ra điều suy nghĩ lung lắm. Cuối cùng, ông nghiêm nghị nhìn cháu rồi gật gù như một triết gia uyên bác vừa khám phá ra một chân lý, chậm rãi đáp: "Ừ, mà nó cắt nghĩa như thế cũng ... đéo sai !
Cô kết luận: "Ðấy, bây giờ luân lý, đạo đức của con người dưới chế độ này như thế đấy. Rồi đây, các thế hệ trẻ miền Nam cũng vậy thôi! Làm sao tránh được?" Ông bố rầu rĩ thở dài:
 "Ðất nước kiểu này thì ... đéo khá !

Giáo Dục
Điền Đông Phương
Nếu không có nền giáo dục của Pháp, thì liệu thế giới có ai biết đến Ngô Bảo Châu? Đã có nhiều nhà khoa học VN thành danh trên thế giới mà xuất thân lại là trẻ em bán vé số, lang thang trên hè phố VN Thời Bao Cấp vì CSVN cấm con em người VNCH vào Đại học… Những sự việc đó đã cho thấy chính sách ngu dân trong nền giáo dục của cộng sản! Trong buổi khai giảng một Trường Dạy Nghề, tên Hưởng nguyên là Chủ Tịch Đoàn Thanh Niên CS HCM đã tuyên bố cái chính sách ngu dân đó: “VN cần nhiều công nhân, chứ không cần nhiều lãnh đạo khung”! Có phải những lãnh đạo khung ở các ngành nghề thì đã có con cháu của băng đảng lãnh đạo đó đi du học về sẽ đảm nhiệm là đủ rồi?
Tại sao họ không khuyến khích phát minh, sáng chế… mà lại khuyến khích, bắt buộc học tập, noi gương…bác Hồ? Mà gương bác Hồ lại là cái gương cứ ngồi đó chờ cho người ta phát minh, sáng chế ra cái gì “hay” là chôm chĩa làm thành của mình, từ cách thanh trừng, thủ tiêu, ám sát của Lenin, Stalin cho đến Bản Tuyên Ngôn Độc Lập của Hoa Kỳ… Thế là ta có được “Tư Tưởng HCM”, một thứ tư tưởng chôm chĩa, cóp nhặt của người mang về chấp vá lại để biến thành của mình!
Đó là cách giáo dục của người CSVN!

Bỡi những lẽ đó, muốn nhân trí phát triển thì điều kiện tiên quyết là phải dứt khoát bỏ hẳn cái tư duy giáo điều cộng sản ra khỏi đầu óc, không chỉ ở riêng lãnh vực giáo dục, mà còn ở mọi ngành mọi cấp để tiếp thu trọn vẹn những cái hay của thế giới văn minh, để từ đó mà sánh vai cùng bè bạn Năm Châu. Người VN nếu có môi trường tự do trong lành, sẽ không thua kém các sắc dân khác trên thế giới. Mr. Rosler, GS Ngô Bảo Châu là vài ví dụ điển hình…